ĐỂ CON ĐƯỢC HƯ

Những ngày gần đây, mình hay nghe được những câu than vãn từ rất nhiều người quen như thế này:
– “Dạo này Bo hư lắm, ko chịu nghe lời gì cả.”
– “Dạo này Xuka bướng lắm, toàn làm những việc bực mình.”
… hoặc đại loại bà mắng cháu, ba mẹ mắng con: “hư quá”, nặng hơn là “mất dạy quá”….

Nghe thì có vẻ là bình thường trong văn hoá người Việt, nhưng thực sự lại ko bình thường chút nào. Trước đây, mình có thời gian tham vấn với 1 cô giáo dạy mầm non ở Tây, họ nói: việc sử dụng những từ ngữ nặng như “bad girl”, “bad boy” là rất ko nên ngay cả khi bạn nói với thái độ bình thường, chứ đừng nói là với 1 miệng núi lửa đang phun trào và chỉ thẳng mặt con mà nói: “mày hư lắm, mẹ ko yêu nữa”. Lý do như sau:

1. Tự kỷ ám thị:
Bạn có tin nếu bạn nói con hư quá nhiều, 1 lúc nào đó con sẽ tin rằng con là đứa trẻ “hư”, “bướng”, “luôn ko làm hài lòng ba mẹ”, và buông xuôi tất cả để hư thật sự không?

Mình đã quen vài người của thế hệ 8x như vậy, bản thân họ rất thông minh, nhưng vì hiếu động và nghịch ngợm nên được ba mẹ gán cho cái mác “hư”. Và họ hư thật. Suốt những năm cấp 2, cấp 3, họ là ác mộng của thầy cô và gia đình. Nhưng những người mình biết ấy, còn có thể quay đầu lại mà trở thành ông nọ bà kia trong xã hội. Vậy còn những người ko thể quay đầu thì sao?

1 em bé sinh ra vốn dĩ ko biết thế nào là tốt là xấu, là hư là ngoan, chúng học định nghĩa thông qua người lớn, qua môi trường xung quanh. Việc chúng ta liên tục dán nhãn con với những lời lẽ nặng nề và tiêu cực sẽ là tiền đề rộng mở cho con tiêu cực hoá bản thân và trở thành những gì ba mẹ “định nghĩa” chúng. Vậy nên ĐỪNG vội kết luận con hư nhé.

2. #Hư là như thế nào?
– Có 1 lần mình qua chơi nhà 1 người bạn, con bạn thấy bạn rót nước mời khách, thì chạy lại vọc tay vào cốc nước khuấy lấy khuấy để. Mẹ ngay lập tức cầm tay bạn bé, phát nhẹ vào tay và nói: “Con hư quá, mẹ dậy con thế nào”. Bạn bé ko nghe và tiếp tục cho tay còn lại vào cốc nước còn lại khuấy rất vui vẻ. Lần này, ba máu sáu cơn nổi lên, mẹ kéo tay bạn rất mạnh ra ngoài rồi nói lớn: “hư nó vừa vừa thôi, ai mà chịu được”. Tất cả diễn biến đó xảy ra trong vòng 30s, mình ko can thiệp tý nào vì quan điểm của mình là khi mẹ đang dạy con thì chỉ nên để mình mẹ nói.

– Trong 1 diễn biến khác, Abby có 1 thời kỳ rất thích nghịch nước. Con thò tay vào tất cả các thứ có nước và làm bẩn hết áo quần. Cá biệt có lần con phải thay 10 bộ quần áo nếu ba trông Abby mà sơ suất ko đề phòng bạn ý. Nhưng mình và chồng chưa bao giờ mắng Abby hư, mình cho rằng đó là 1 sở thích theo giai đoạn phát triển khám phá. Nhưng mình đặt ra giới hạn cho con, nếu con muốn chơi với nước thì mặc áo mưa vào để đỡ phải thay quần áo. Abby vui vẻ chấp nhận và chỉ nghịch nước ở những chỗ được nghịch.

– Vậy ý của mình là gì, hãy nhớ về khi bạn ấu thơ, bạn chạy ra đồng lăn lộn bẩn thỉu, cái cảm giác vui vẻ đó khi lên lớp 5 bạn vẫn diễn tả được để thành 1 bài văn điểm cao, vậy cớ gì mà quy chụp đó là 1 hành động HƯ, hoặc ngăn cấm con khám phá. Hãy để bé thoải mái tìm tòi cái mới nhưng trong giới hạn. Bạn sẽ thấy bé trưởng thành từng ngày từ những thứ #HƯ #NGHỊCH như thế.

3. Em bé #NGOAN liệu có thành công và hạnh phúc?
1 nghiên cứu từ đại học Kansas trên 13 nghìn người khác nhau đã tìm ra rằng, những đứa trẻ “nghịch ngợm” có xu hướng thành công và trờ thành lãnh đạo tốt hơn những đứa trẻ “ngoan” do nhiều yếu tố liên quan đến phản ứng của thần kinh trung ương với môi trường. Những đứa trẻ “được gán mác hư” có xu hướng thích, chấp nhận, thích ứng với cái mới nhanh nhạy hơn so với những đứa trẻ “biết vâng lời hoàn toàn”.

Những đứa trẻ “hư” cũng có xu hướng làm những việc mình thích và hết mình vì nó, kiểu sống cháy bỏng và hưởng lạc hết mình hơn những em bé “ngoan” chịu nghe theo những sắp đặt của người lớn và sống cuộc đời “ko toàn vẹn theo ý thích” hoặc nguy hiểm hơn “ko biết mình thích gì”.

4. NHƯ VẬY KHÔNG TỐT CHÚT NÀO CON NHÉ
– Cuối cùng là vì 1 Thế Giới ko có những em bé “hư”. Mình mong các mẹ có thể nói với ông bà, chồng, giúp việc, cô giáo đừng bao giờ nói bé hư. Nếu bé làm sai, hãy hướng dẫn bé làm đúng hoặc phạt, đừng đơn giản dễ dàng nói ra từ #Hư, hãy thay bằng “như vậy ko tốt, ko ổn, ko hay chút nào”.

– Bé ko nghe lời bạn: bé có chính kiến của bé, bạn thử nghe bé 1 lần xem sao, đó ko phải hư.
Bé nghịch bẩn: ko phải hư
Bé cãi (lý luận) lại bạn: ko phải hư
Bé làm ngược với những gì bạn nói: chứng tỏ cái tôi, ko phải hư

– Cuối cùng nhé, cảm giác #Hư thực sự là cảm giác rất tuyệt đấy. Xưa mình bé, bốc cát trộn với cơm làm bão tuyết thực sự vui ko tả nổi, bắt gà về nuôi trên giường hay ấp trứng trong chăn cũng rất thú vị. Hãy để con được #hư, biết đâu 20 năm sau bạn lại gặt trái ngọt ko chừng ???

_ Mẹ Abby _
Link tham khảo số liệu:
https://www.dailymail.co.uk/…/Are-children-naughty-CEO… 

Ẩn bớt
— tại 

Dolphin Mart – Kids & Mom

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.