CHIẾN LƯỢC “TÂM LÝ” CHO CÁC BÉ BIẾNG ĂN
Thú vị rằng sự biếng ăn của trẻ có liên quan đến những trải nghiệm phát triển tâm lý bất định trong bữa ăn một cách thường xuyên, bao gồm tâm lý sợ hãi do ép ăn, tâm lý “quá khích” khi chơi game, bế rong hoặc xem TV, iPad.
THÁI ĐỘ GÌ TRẺ NÊN CÓ TRONG BỮA ĂN?
Trẻ cần được dạy thái độ ăn đúng mực ngay khi còn nhỏ. Thái độ ăn đúng mực là trẻ cần biết khi nào có nhu cầu đói và được ăn, trẻ cần được dạy ăn đúng lịch trình, trẻ cần được dạy là ăn không điều kiện, chứ không ra điều kiện để ăn.
Theo TS. Nancy Z., ĐH Duke, Mỹ, đây là những điều sai lầm mà bạn vô tình không dạy trẻ thái độ ăn đúng mực mà làm trẻ trải nghiệm hàng loạt các trạng thái tâm lý và phát triển tâm lý bất định nào đó để cố hữu:
1. Ép trẻ ăn. Khi ép trẻ ăn, trẻ trải nghiệm cảm giác không thoải mái với loại thức ăn và bữa ăn. Trải nghiệm này theo TS.Nancy là trải nghiệm học được, và phát triển tâm lý sợ hại bất định và 1 phần làm trẻ biếng ăn.
2. Cho bé ăn mọi lúc, bé thích gì đòi gì thì được cho ăn. Cho trẻ ăn mọi lúc làm cho trẻ không trải nghiệm cảm giác no hay đói, nó không chuẩn bị cho trẻ 1 trạng thái thực sự của nhu cầu ăn uống và trẻ phát triển tâm lý “chán ăn hoặc không hứng thú ” với thức ăn và dĩ nhiên trẻ sẽ biếng ăn cho bữa chính.
3. Dụ trẻ ăn bằng đồ chơi, bế rong hoặc xem TV hoặc iPad. Nếu bạn để ý, trẻ sẽ bắt đầu ra “điều kiện” với bạn sau 1 vài lần được thử trải nghiệm này. Đó là trạng thái tâm lý tạo cho trẻ cảm giác “kèo trên” của bạn. Đáng lẽ đúng khoa học là ăn không có điều kiện.
LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ?
Ngay từ sớm khi trẻ tập ăn dặm, bạn nên dạy trẻ cách xây dựng tâm lý đúng mực khi ăn, đừng nghĩ rằng “Chờ trẻ lớn mới dạy” – đây là quan niệm chưa đúng-theo TS. Mascola A.J., ĐH Stanford, Mỹ
Làm sao tạo thái độ ăn đúng mực:
1. Tạo lịch trình bữa ăn và cố gắng đi vào đúng lịch trình sau 8 tháng tuổi.
2. Tránh cho trẻ ăn nơi có quá nhiều cám dỗ như TV, đông người nói chuyện (bế rong ăn ngoài đường), hoặc đồ chơi. Dĩ nhiên, bạn cũng không dùng điện thoại khi cho bé ăn.
3.Bạn cũng nên giữ thái độ bình tĩnh, quyết tâm và dứt khoát trong bữa ăn. Thái độ này làm trẻ phải học từ bạn.
4. Nếu bạn chưa dụ trẻ hoặc ép trẻ ăn thì không nên làm vì nghiên cứu cho thấy việc trẻ ăn tốt hoặc ăn đủ lượng sau khi ép hay dụ là không hiệu quả. Do đó, nếu chưa làm thì không nên làm vì nó không giúp trẻ ăn tốt và tăng trưởng khỏe mạnh.
5. Nếu bạn đã dụ hay ép bé ăn thì nên ngưng lại, tạo cho mình và bé cách lựa chọn tốt hơn. Đó là thiết lập nhiều giờ ăn khác với lần xuất hiện món ăn bé không thích xen kẽ với món bé thích. Giống như cắt chiếc bánh kem vừa có phô mai và trái cây, thay vì bạn cắt làm 3 và ép bé ăn hết phần bánh có chứa phô mai và trái cây và gặp sự phản kháng của trẻ. Hãy chọn cách ôn hòa hơn, chia bánh làm 6, gồm 3 phần phô mai và 3 phần trái cây, xen kẽ giới thiệu cho trẻ.
6. Khuyến khích trẻ tham gia vào bữa ăn như chuẩn bị thức ăn, dọn bàn hoặc phụ mẹ dọn chén sau ăn xong. Quy trình rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn cũng là cách giúp trẻ hiểu hơn về vai trò của bữa ăn.
Notes
Nancy Zucker et al. (2015) Psychological and Psychosocial Impairment in Preschoolers With Selective Eating. Pediatrics, 136,3
Mascola, A. J., Bryson, S. W., & Agras, W. S. (2010). Picky eating during childhood: A longitudinal study to age 11-years. Eating Behaviors, 11(4), 253–257.
P/s: nguồn BS dinh dưỡng Anh Nguyen